Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Bắc Hàn Trước Bước Ngoặc Thời Đại
Bằng thứ ngôn ngữ vô cùng cường điệu, phát ngôn viên Bắc Hàn đã tuyên bố họ đã ‘thành công mỹ mãn” sau cuộc thí nghiệm vũ khí hạch tâm dưới lòng đất (underground). Đây là cuộc thử nghiệm lần thứ hai, lần đầu tiên vào ngày 9 tháng 10 năm 2006. So với trước đây sức chuyển động (Richater scale) là 3.6, lần nầy đã tăng lên 4.5. Tính ra, lực công phá tương đương với 2 quả bom nguyên tử Hoa Kỳ thả ra vào Đệ Nhị Thế Chiến trên Hiroshima và Nagasaki.













Riêng đối với hỏa tiễn tầm xa (long-range) bắn ra hồi ngày 5 tháng 4 đã đi được 3200 km, so với hồi năm 1998 chỉ có 1260 km. Phải nhìn nhận đây là một thành công của Bắc Hàn, mặc dầu trước đây số hỏa tiễn tầm xa khi bắn ra đã không thành công như ý họ muốn. Tuy nhiên, muốn đạt mục tiêu bắn liên lục địa (trên tiêu chuẩn) Bắc Hàn đòi hỏi phải có khả năng bắn xa từ 7000-8000km.


Nếu những nỗ lực nguyên tử của Bắc Hàn dừng lại tại đây thì áp lực chỉ đè nặng ở Nam Hàn và Nhật Bản, ngược bằng Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục thử nghiệm để đoạt được khả năng bắn Liên lục địa thì đây là một thách thức đối với những quốc gia Tây phương, trong đó kể cả Trung Quốc lẫn Nga Sô. Đây chính là lý do để những quốc gia như: Anh, Pháp, Nga, Gia Nã Đại, Trung Quốc đã mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ Hoa Kỳ chống lại Bình Nhưỡng, như ngoại trưởng Clinton đã phản ứng mạnh mẽ với Bắc Hàn, đồng thời tái khẳng định lại vai trò bảo vệ đồng minh Nhật Bản và Nam Hàn. Riêng Tổng trưởng Quốc phòng Robert Gates cho rằng hành động của Bình Nhưỡng là “hiếu chiến và khiêu khích”. Đặc biệt trong chuyến công du Singapore tìm kiếm giải pháp đối phó với Bắc Hàn, đồng thời ông ghé thăm Manila luận bàn về việc tăng quân số trong vùng nầy. Trên đường về Tổng trưởng Gates sẽ ghé lại Alaska thăm viếng căn cứ Không quân và Lục quân tại đây.


Nhìn lại những chuyển động hạch tâm Bắc Hàn, người ta sẽ có câu hỏi: Liệu khả năng nguyên tử của Bắc Hàn có lực và sức để uy hiếp nỗi Hoa Kỳ hay không? Trả lời cho câu hỏi nầy là “không, và không thể hoặc chưa thể”. Thế tại sao Hoa Kỳ phải lo lắng? Hoa Kỳ lo lắng không phải Bắc Hàn có thể xử dụng hỏa tiễn tầm xa bắn vào lãnh thổ của họ. Nhưng, vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn sẽ tạo nên những lý do sau đây:


a, Khống chế một số quốc gia Á châu, khuynh đảo Thái Bình Dương, cản trở đường tiếp vận trên biển.


b, Nhật Bản sẽ là mục tiêu của Bắc Hàn do bởi yếu tố lịch sử còn lại.


c, Nam Hàn hoàn toàn bị áp lực, cho dù sự hiện hữu của binh sĩ Hoa Kỳ ở vĩ tuyến 38. 


d, Khi Bắc Hàn có khả năng nguyên tử họ sẽ đòi hỏi Liên Hiệp Quốc đối xử với họ bình đẳng như 6 thành viên nguyên tử khác. Ngoài ra, Bắc Hàn sẽ trở thành thành viên thứ 7 có bom nguyên tử và tham dự chính thức trong các cuộc họp thượng đỉnh về nguyên tử. Với vai trò ấy Nam Hàn sẽ không còn được yếu tố pháp nhân để được công nhận de jure và de facto nữa. Từ đó vai trò và tiếng nói của Nam Hàn mất trọng lượng và không được đối xử ngang hàng với Bắc Hàn.


Tham vọng nguyên tử của Bắc Hàn rõ ràng từ lâu và được tiếp tục tiến hành cho đến nay. Trong quá khứ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn đã đưa ra một New Resolution nhằm khống chế Bắc Hàn tại Liên Hiệp Quốc đã vi phạm 1718 Resolution. Tuy nhiên, đi từ giải pháp nầy đến giải pháp nọ Bắc Hàn vẫn không chùn bước. Như thế chứng tỏ rằng giải pháp trừng phạt Bắc Hàn đã không mang lại kết qủa. Nguyên nhân thất bại là do Trung Quốc nắm giữ vị trí then chốt trong quyết định trừng phạt Bắc Hàn. Tiếc thay, cho đến khi Bắc Hàn thử lần thứ 2 thì chính Trung Quốc là người đã lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ Hoa Kỳ trong việc chống Bắc Hàn. 


Điều xót xa cho Nam Hàn là họ bị trói tay và cột chặt bởi Nuclear Noprolifeation Treaty and the Missile Technology Control Regime được ký kết với Hoa Kỳ. Do đó, Nam Hàn không thể theo đuổi chương trình nguyên tử trừ khi Hoa Kỳ đồng ý. Trường hợp Nhật Bản cũng thế, hiến pháp Nhật không cho phép Nhật chế tạo vũ khí nguyên tử, theo tinh thần ký kết giữa Nhật Hoàng và Hoa Kỳ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Tuy nhiên, đứng trước áp lực Bắc Hàn, cựu Tổng trưởng Quốc phòng Nhật yêu cầu tu chỉnh lại hiến pháp và vận động với Hoa Kỳ để họ có thể chế tạo những loại vũ khí “phòng thủ”.


Trước áp lực nguyên tử Bắc Hàn, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates đã tuyên bố tại Singabore rằng: Hoa Kỳ sẽ không cho phép Bắc Hàn có nguyên tử qua hình thức chính trị và kinh tế. Tuy nhiên, đối với Nhật Bản và Nam Hàn trên tinh thần tự vệ họ có thể thoát ra được những ràng buộc giữa Mỹ cùng họ hay không lại là một chuyện khác để họ có thể vượt qua được Proliferation Security Initiative (PSI) đã ký kết cùng 90 quốc gia do Tổng thống George W. Bush dựng nên vào năm 2003.


Dĩ nhiên, đối với lời tuyên bố của Robert Gates ai ai cũng hiểu rằng Hoa Kỳ đang trấn an đồng minh của họ, nhất là Nhật Bản và Nam Hàn. Tuy nhiên vấn đề cần phải nghiêm chỉnh mà nhìn nhận rằng làm sao Hoa Kỳ có thể “không cho phép” Bắc Hàn có bom nguyên tử được, trong khi đó suốt nhiều năm qua Hoa Kỳ cũng đã đưa ra biện pháp thanh trừng Bắc Hàn rồi, kể cả điều kiện viện trợ nhân đạo, thực phẩm, y tế v.v.. Chẳng lẽ trong lúc General Motor, Chrysler phá sản và nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay, Hoa Kỳ lại tiếp tục giúp đỡ Bắc Hàn vài trăm triệu Mỹ kim đổi lấy Bắc Hàn ngưng thử nghiệm vũ khí hạch tâm. Nếu đây là một điều kiện thứ nhất thì trong tương lai có thể sẽ trở thành điều kiện thứ 2, thứ 3 và kế tiếp, như thế sẽ trở thành tiền lệ cho cả Iran sau nầy. Như chúng ta biết, trước đây đảng Dân Chủ đã chỉ trích Tổng thống Bush không đủ sức để áp lực Bắc Hàn. Trong tiến trình tranh cử tổng thống, ông Obama đã ủng hộ việc rút tên Bắc Hàn ra khỏi danh sách khủng bố, trong khi đó thì John McCain ngược lại.


Thế thì việc Bắc Hàn uy hiếp nền hòa bình thế giới, trách nhiệm không chỉ một mình Hoa Kỳ gánh vát, mà phải có sự tập họp của cộng đồng thế giới trong đó Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý, Nga sô, Trung Quốc và Nam Hàn cùng nhau chia xẻ trách nhiệm nầy với Hoa Kỳ. Trường hợp một Resolution khác ra đời có sự đồng thuận của những quốc gia mà mà Bắc Hàn vẫn không tuân thủ, thì giải pháp triệt tiêu nguyên tử của Bắc Hàn được các nhà quân sự đề nghị có thể sẽ là giải pháp cuối cùng nhằm duy trì nền hòa bình trên thế giới.


Tiến sĩ Nguyễn hữu Hoạt  


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Liên Minh Á Châu (28-08-2010)
    Đối Thoại Chiến Lược Song Phương hay Đơn Phương?  (28-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152848900.